Arduino UNO R3 SMD cổng micro USB (kèm cáp)
95.000₫
Mạch Arduino Uno là dòng mạch Arduino cơ bản, linh hoạt và phổ biến. Khi mới bắt đầu làm quen, lập trình với Arduino thì mạch Arduino thường nói tới chính là dòng Arduino UNO. Arduino UNO R3 SMD cổng micro USB dùng cổng micro usb. Tiện lợi cho các bạn dùng cáp micro usb.Dễ sử dụng. Đặc biệt không lo xung đột cổng usb như các loại thông dụng.
Những thông số cần chú ý:
Chip điều khiển chính |
ATmega328 |
Nguồn nuôi mạch |
5V |
Nguồn ngoài( cắm từ giắc tròn DC) |
Khuyên dùng 7-9V để đảm bảo mạch hoạt động tốt. Nếu bạn cắm 12V thì IC ổn áp rất dễ chết và gây hư hỏng mạch |
Số chân Digital |
14 (hỗ trợ 6 chân PWM) |
Số chân Analog |
6 |
Dòng ra trên chân digital |
tối đa 40 mA |
Dòng ra trên chân 3.3V |
50 mA |
Dung lượng bộ nhớ Flash |
32 KB (ATmega328) of which 0.5 KB used by bootloader |
SRAM |
2 KB (ATmega328) |
EEPROM |
1 KB (ATmega328) |
Tốc độ |
16 MHz |
Nguồn cho ARDUINO
ARDUINO UNO R3 có thể được cấp nguồn 5V thông qua cổng USB hoặc cấp nguồn ngoài thông qua Adaptor với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC và giới hạn là 6-20V. Thường thì nên cấp nguồn bằng pin 9V là hợp lý nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng USB.
Nếu cấp nguồn vượt quá ngưỡng giới hạn như trên sẽ làm hỏng ARDUINO UNO R3.
GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho ARDUINO UNO . Khi bạn dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này phải được nối với nhau.
5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.
3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.
Vin (Voltage Input): Để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
IOREF: Điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể được đo ở chân này. Nó có thể luôn là 5V. Chú ý vậy bạn không được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không phải là cấp nguồn.
RESET: Khi nhấn nút Reset trên board để Reset vi điều khiển tương đương với việc chân Reset được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.
Các chân vào ra của ARDUINO UNO R3:
ARDUINO UNO R3 có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu. Chúng chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân là 40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong vi điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:
2 chân Serial 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (Transmit – TX) và nhận (Receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth có thể nói là kết nối Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial bạn không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết
Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: Cho phép bạn xuất ra xung PWM với độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như những chân khác.
Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.
LED 13: trên ARDUINO UNO R3 có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
ARDUINO UNO có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải tín hiệu 10bit để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V. Với chân AREF trên board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi sử dụng các chân analog. Tức là nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V → 2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
Đặc biệt, ARDUINO UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp I2C/TWI với các thiết bị khác.
Lập trình cho ARDUINO
Các thiết bị dựa trên nền tảng ARDUINO được lập trình bằng ngôn riêng. Ngôn ngữ này dựa trên ngôn ngữ Wirting được viết cho phần cứng nói. Và Wirting lại là một biến thể của C/C++. Một số người gọi nó là Wiring, một số khác thì gọi là C hay C/C++. Ngôn ngữ ARDUINO bắt nguồn từ C/C++ phổ biến hiện nay do đó rất dễ học, dễ hiểu. Nếu học tốt chương trình Tin học 11 thì việc lập trình Arduino sẽ rất dễ thở đối với bạn.